Daily Archives: Tháng Hai 7, 2014

1. Nội Nhũ (83%):  Là nguồn sản xuất bột mì, chứa các chất dinh dưỡng của hạt lúa mì. Nội nhũ chứa các chất dinh dưỡng sau (% so với hạt lúa mì): 70-75% protein, 43% axit pantothenic (Vitamin B5), 32% Riboflavin (Vitamin B2), 12% Niacin (Vitamin B3), 6% Pyridoxine (Vitamin B6), 3% Thiamin (Vitamin B1)

2. Vỏ cám (14%): Cám được lấy ra từ vỏ lúa mì và được sử dụng trong thức ăn động vật, gia cầm hoặc kết hợp với nội nhũ để sản xuất bột mì. Cám mì chứa thành phần Cellulose và các chất dinh dưỡng sau (% so với hạt lúa mì): 86% Niacin (Vitamin B3), 73% Pyridoxine (Vitamin B6), 50% axit Pantothenic (Vitamin B5), 42% Riboflavin (Vitamin B2), 33% Thiamin (Vitamin B1), 19% Protein

3. Phôi (3%): Phôi là thành phần nảy mầm của hạt. Được sử dụng cho thức ăn bổ sung dinh dưỡng hoặc cho gia súc. Mầm lúa chứa các chất dinh dưỡng như sau (% so với hạt lúa mì): 64% thiamin (Vitamin B1), 26% riboflavin (Vitamin B2), 21% pyridoxine (Vitamin B6), 8% protein, 7% axit pantothenic (Vitamin B5), 2% niacin (Vitamin B3)

Lớp vỏ cám làm ảnh hưởng xấu đến màu  sắc của bột mì và làm giảm giá trị thực phẩm của bột mì. Phôi có chứa enzyme và chất béo nên làm giảm thời gian bảo quản bột. Vì vậy hai thành phần này phải được loại ra tối đa trong quá trình sản xuất bột mì.

 

Third graders at woodman https://www.writemyessay4me.org park elementary school in dover, n